Tây Nguyên đại ngàn
Không biết bạn thì sao, còn mình khi đến nơi nào đó có cái tên là lạ, thường có thói quen tò mò hỏi dân bản địa “nó có nghĩa là gì”. Bài viết này Việt Nam Ơi! sẽ giải thích cho các bạn ý nghĩa tên gọi các địa danh tại Tây Nguyên. Xem để biết, để hiểu, để yêu đất nước mình nhiều hơn các bạn nhé!
Gia Lai: là tỉnh đặt theo tên dân tộc Gia Rai.
Người Gia Rai hay Jarai, Djarai là một dân tộc nói tiếng Gia Rai
Người Gia Rai còn có các tên gọi khác Giỏ-rai, Chơ rai, Tơ Buăn, Hơbau, Hdrung, Chor hay Gia Lai. Thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô – Pôlinêxia. Hiện nay dân số của tộc người này khoảng 240.000 người; cư trú chủ yếu tập trung ở tỉnh Gia Lai, một bộ phận nhỏ ở tỉnh Kon Tum và các huyện phía Bắc tỉnh Đắc Lắc.
Kon Tum: tiếng dân tộc Ba Na có nghĩa là Làng Hồ.
Kon có nghĩa là buôn, làng, vùng đất… Tum nghĩa là ao hồ, đầm lầy… Đây là vùng trũng dọc theo lưu vực sông Đăk Bla, có nhiều ao chuôm nên được gọi nôm na như vậy. Xưa kia khu vực này đã từng có một hồ lớn tại thành phố Kon Tum ngày nay.
Đăk Lăk: Theo tiếng dân tộc M’Nông có nghĩa là Hồ nước
Đăk = nước; Lăk = hồ. Đắk Lắk, Darlac hay Đắc Lắc có nghĩa là hồ nước.
Đắc Nông: tiếng M’Nông có nghĩa là Nước (đất) của người M’Nông.
Theo cách giải thích chính thức của cơ quan văn hóa tỉnh thì Dak Nông là: vùng Đất (nước, lãnh thổ) của Con người (Mơnông) – tức là vùng đất của người M’Nông Đây là ý kiến hợp lý nhất (hiện chưa có tài liệu lý giải khác) vì Đắk Nông là vùng đất cổ, nằm trên cao nguyên M’Nông. có đến 38,9 % tổng số người M’Nông tại Việt Nam.
Lâm Đồng: cũng có thể hiểu đơn giản là Rừng + Đồng (ruộng)
Vì tỉnh Lâm Đồng có gốc từ tỉnh Lâm Viên (còn được gọi là Langbiang hay Lâm Viên) và tỉnh Đồng Nai Thượng. Năm 1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng
Pleiku: tiếng dân tộc Gia Rai có nhĩa là Làng Đuôi. Plei (đúng tiếng Jrai là plơi) là làng, ku là cái đuôi. Tạm dịch: Pleiku là làng có cái đuôi, gắn liền với truyền thuyết của dân tộc ở thành phố này.
Buôn Ma Thuột là tên của một buôn đồng bào Ê Đê Kpă, vào cuối thế kỷ XIX do tù trưởng Ama Thuột cai quản. Có thể hiểu đơn giản theo tiếng dân tộc Ê Đê có nghĩa là Làng Cha thằng Thuột.
Theo ngôn ngữ của người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước, tên gọi Đà Lạt có nghĩa nước của người Lạt (Lạch), hay suối của người Lạt (người Cơ Ho).
Măng Đen vốn là tên gọi xuất phát từ tiếng của người Xê-Đăng: “T’măng Deeng”, có nghĩa là vùng đất bằng phẳng và rộng lớn, nhưng lại nằm giữa cao nguyên.
Nguồn:VietNamƠi